Đau hay nhức buốt trong xương, đặc biệt là xương ống chân, cánh tay, cổ, vai gáy là một hiện tượng phổ biến ở nước ta, gây nên nhiều khó khăn, bất tiện cho người bệnh trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Vậy cảm giác nhức buốt trong xương là chứng bệnh gì?
Tổng quan bệnh
Bệnh đau nhức trong xương gây nên những cơn đau dai dẳng, nhức mỏi thường xuyên ở ống chân, cánh tay, cổ hay vai gáy, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Bệnh thường hay xuất hiện ở thời điểm cuối ngày, vào ban đêm hoặc khi sáng sớm người bệnh mới ngủ dậy, khiến người bệnh mất ngủ, người có cảm giác mệt mỏi, uể oải. Bệnh hay gặp ở những người ít vận động, thường xuyên phải làm việc trước máy tính trong thời gian dài, người cao tuổi và những người đã mắc các bệnh về cơ xương khớp. Người bệnh thường chủ quan với căn bệnh vì nghĩ nó không nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên nếu không được quan tâm đúng mức, bệnh có thể khiến người bệnh mắc chứng mất ngủ kinh niên, dẫn tới cơ thể chán ăn, mệt mỏi, suy kiệt, buồn chán.
Nguyên nhân gây ra chứng đau nhức trong xương
Loãng xương là một trong nguyên nhân gây đau nhức xương khớp hay gặp ở người cao tuổi. Loãng xương có thể gây đau nhức các đầu xương, đau mỏi dọc theo các xương dài, đau nhức như châm kim khắp toàn thân, thường tăng về đêm. Người bệnh hay có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi, chuột rút.
- Do cơ thể thiếu một số nguyên tố, khoáng chất cần thiết như canxi, kali, vitamin D, vitamin nhóm B … Trường hợp này hay gặp ở trẻ em, phụ nữ mang thai, những người thể lực kém, gầy yếu.
- Thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì cũng hay gặp tình trạng đau nhức xương, tuy vậy phụ huynh và các em không nên quá lo lắng do đây được coi là dấu hiệu bình thường khi xương và sụn phát triển quá nhanh trong khi sự phát triển của cơ bắp không theo kịp tốc đọ đó.
- Do dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép khiến cho khí huyết bị ứ trệ, kém lưu thông.
- Thời tiết thay đổi liên tục, biên độ tăng/ giảm nhiệt lớn (đặc biệt là khi trời chuyển lạnh đột ngột) có thể khiến xương khớp bị nhức mỏi. Điều này la do khi trời lạnh sẽ làm cho mạch máu tại các vùng da co lại, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng các khác, màng hoạt dịch và sụn khớp, làm xuất hiện cảm giác đau nhức.
- Béo phì, thừa cân làm tăng áp lực đè lên xương khớp, làm đau nhức các khớp.
- Các bệnh lý liên quan tới cơ xương khớp như thoát vị đĩa đêm, viêm cơ, viêm xương, thoái hóa cột sống…
- Các bệnh về rối loạn chuyển hóa lipid máu, xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa đái tháo đường thường hay dẫn tới suy tĩnh mạch, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng các cơ, các khớp, gây nên đau nhức xương khớp.
- Tập thể dục hoặc chơi thể thao với cường độ cao nhưng thiếu sự khởi động kỹ càng sẽ có tác dụng ngược không tốt lên xương khớp, dễ dẫn tới chấn thương, chuột rút, đau nhức các khớp.
Một số lưu ý trong sinh hoạt người bệnh nên biết để phòng tránh căn bệnh đau nhức trong xương khớp
- Có một chế độ sinh hoạt, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để các cơ, xương khớp được thư giãn, tránh làm việc quá sức, sai tư thế, mang vác vật nặng thường xuyên để giảm các cơn đau.
- Trước khi chơi các môn thể thao, tập yoga hay aerobic, nên khởi động thật kỹ để tránh căng cơ, giãn cơ, bong gân, trật khớp… Nếu đã có các chấn thương về xương khớp nên tránh các môn thể thao có cường độ lớn hoặc rủi ro va chạm cao mà nên lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội, chơi cầu lông…
- Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, đầu đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D, các vitamin thuộc nhóm B, protein cùng các khoáng chất có lợi cho sự phát triển của xương khớp như Canxi, magie, sắt, photpho .. Người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, caphe hoặc thuốc lá.
- Khi thời tiết thay đổi, người bệnh cần mặc đủ ấm để tránh lạnh xương khớp.
- Khi cảm thấy các cơn đau nhức trong xương khớp, tê mỏi (nhất là khi mới ngủ dậy), người bệnh có thể làm dịu cơn bằng cách thoa dầu (cao sao vàng, dầu gió …) rồi xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh vị trí đau nhức. Cách này sẽ giúp làm nóng khu vực đau nhức, các mạch máu có thể giãn ra, làm tăng lượng máu nuôi dưỡng xương khớp, bao hoạt dịch, giúp giãn gân cơ, giảm cơn đau nhức.