Bệnh nhân sau điều trị trĩ nếu không ăn uống kiêng khem, điều trị dứt điểm sẽ dễ tái phát và khiến tình trạng nặng hơn.
Bệnh trĩ có tỷ lệ mắc rất cao, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đa số bệnh nhân khi bị trĩ đều đau đớn, khổ sở và mong muốn điều trị dứt điểm. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người dù điều trị đã khỏi, một thời gian sau, bệnh lại tái phát. Dưới đây là một số lưu ý khi điều trị “bệnh khó nói” này.
Điều trị ngay để tránh biến chứng
Chị Nguyễn Thị Thủy (34 tuổi, một nhân viên văn phòng ở Long Biên, Hà Nội) có tiền sử bị táo bón thường xuyên. Sau đó, dù biết đã mắc trĩ nhưng chị vẫn ngại đi khám. Chỉ đến khi đi vệ sinh bị ra nhiều máu tươi, búi trĩ sa xuống nhiều hơn, chị mới vào viện. Sau khi điều trị, cuộc sống của chị dần trở lại bình thường, tâm trạng cũng thoải mái hơn vì nghĩ mình đã thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên “bệnh trĩ”. Nhưng chỉ một năm sau, bệnh đã quay lại hành hạ chị, thậm chí còn nặng hơn khi búi trĩ sa hẳn ra ngoài, khó thụt vào và chảy máu hậu môn nhiều.
Trường hợp bệnh như chị Thủy không hiếm gặp bởi hiện nay, số người mắc bệnh trĩ đang không ngừng tăng lên, đặc biệt là những người làm văn phòng thường xuyên, ngồi nhiều và ít vận động. Theo các chuyên gia, trĩ giai đoạn nhẹ là dễ dàng điều trị nhất. Điều quan trọng là người bệnh cần điều trị ngay và tránh để bệnh tái phát. Khi phát hiện đã mắc trĩ ở giai đoạn 1 hay giai đoạn 2, người bệnh cần kịp thời thay đổi chế độ sinh hoạt, sử dụng thuốc thảo dược… để búi trĩ co nhỏ lại và đẩy lui bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ tự nhiên
Việc phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ sớm cần thiết đối với mọi người. Theo đó, mỗi người cần có chế độ ăn lành mạnh như ăn nhiều rau xanh; ăn những thực phẩm nhuận tràng như chuối, mồng tơi, khoai lang…; uống 2 lít nước mỗi ngày. Khi có triệu chứng táo bón, cần tìm cách để chấm dứt tình trạng này, không để táo bón xuất hiện thường xuyên.
Người có thói quen ăn nhiều đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu; người uống nhiều rượu bia… cũng cần từ bỏ thói quen này vì đây là một trong những nguyên cơn gây bệnh trĩ. Kể cả khi bạn đã bị trĩ và điều trị khỏi thì cũng không nên ăn uống thoải mái, không cần kiêng khem.
Đặc biệt, người bệnh cần tránh để bệnh trĩ tái đi tái lại nhiều lần vì những lần tái phát sau, bệnh sẽ ngày càng nặng và nguy hiểm hơn lần trước. Các triệu chứng như chảy máu sẽ rầm rộ hơn, thậm chí có người chảy máu thành tia như cắt tiết gà, búi trĩ viêm sưng phồng cọ sát khi vận động khiến người bệnh vô cùng đau đớn. Thậm chí, khi bệnh nặng đến độ 3, độ 4 thì các búi trĩ sẽ phát triển to gây sung huyết, sa búi trĩ gây tắc nghẽn mạch và buộc phải phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt trĩ thường gây đau đớn và người bệnh cần thời gian dài để phục hồi sức khỏe, cùng với việc có thể gặp phải những rủi ro như hư hỏng cơ vòng hậu môn, hẹp hậu môn, rò hậu môn… Ngoài ra, không phải sau khi phẫu thuật, búi trĩ sẽ không “mọc” ra nữa bởi nếu bạn ăn uống tự do, không điều trị đúng, bệnh trĩ vẫn có thể xuất hiện trở lại sau vài tháng.
Các chuyên gia y học cổ truyền khuyên người mắc bệnh trĩ cần điều trị dứt điểm ngay từ giai đoạn nhẹ độ một và độ 2. Nguyên nhân cốt lõi gây bệnh trĩ là do tỳ vị hư yếu và các thuốc tân dược chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng (chảy máu, đau viêm…) chứ không điều trị tận gốc nguyên nhân khiến bệnh hay bị tái phát. Vì thế, người bệnh nên sử dụng các thuốc y học cổ truyền, tác dụng bổ tỳ vị kết hợp với ăn uống sinh hoạt điều độ. Bệnh nhân không nên chủ quan để bệnh trĩ tái phát bởi nếu để đến giai đoạn nặng dễ dẫn đến biến chứng nặng nề, thậm chí phải phẫu thuật.