Do chức năng dạ dày của người mắc bệnh đau dạ dày sẽ yếu hơn so với người bình thường, nếu sử dụng thuốc không đúng sẽ càng làm tổn hại dạ dày, gây rối loạn chức năng tiêu hóa hấp thu, cuối cùng khiến bệnh phát triển, lây lan. Vì vậy, người bệnh dạ dày luôn hết sức cẩn trọng khi sử dụng thuốc.
Những loại thuốc cần tránh với bệnh nhân đau dạ dày
Thuốc tiêu viêm giảm đau:
Các loại thuốc tiêu viêm giảm đau thường dùng gồm brufen, ibuprofen, piroxicam. Những loại thuốc này thường dùng trong chữa trị viêm khớp. Do chúng kích thích và làm tổn thương niêm mạc dạ dày, không có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân dạ dày, vì vậy tốt nhất người bị đau dạ dày không nên sử dụng những loại thuốc này. Nếu phải uống thì lựa chọn uống lúc bụng đang no, đồng thời uống bổ sung thêm thuốc điều trị dạ dày, nếu xuất hiện triệu chứng không tốt thì ngừng ngay thuốc tiêu viêm giảm đau.
Thuốc giải nhiệt giảm đau:
Thường sử dụng trong các trường hợp cảm cúm, sốt cao, những loại thuốc này kích thích niêm mạc dạ dày và không tốt cho người đau dạ dày. Nếu bệnh nhân sốt cao, tốt nhất nên hạ sốt bằng phương pháp vật lý hoặc thuốc Đông y.
Glucocorticoid
Có trong một số loại thuốc chữa viêm khớp cấp tính, dị ứng, chống miễn dịch.
Thuốc chống ung thư và thuốc kháng sinh
Aspirin cũng có thể gây chảy máu dạ dày
Thuốc chống viêm non – steroid
Các loại hormone: các loại hormone có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi protein của cơ thể khiến dịch vị, dịch tụy và enzym tiêu hóa tiết ra quá nhiều, làm giảm chức năng tự bảo vệ của dạ dày, lâu ngày dẫn đến viêm loét, hoặc chảy máu dạ dày ruột.
Thuốc hạ đường huyết: khiến axit dạ dày tiết ra nhiều gây tổn hại đến niêm mạc dạ dày.
Những loại thuốc trong điều trị đau dạ dày
- Erythromycin – khắc tinh của bệnh dạ dày ruột: là thuốc dùng trong rất nhiều loại bệnh nhiễm khuẩn như viêm amidan, phổi, giang mai…Những nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc Erythromycin có tác dụng chữa trị hiệu quả đối với các bệnh dạ dày ruột không phải do nhiễm khuẩn. Bệnh nhân chức năng tiêu hóa kém cũng có thể uống erythromycin do thuốc có thể kích thích vận động của dạ dày ruột và chức năng tháo rỗng của túi mật. Vì vậy khi uống sẽ cải thiện được các triệu chứng đau bụng trên, khó thở, chán ăn, buồn nôn, nôn hoặc dạ dày cồn cào và trào ngược.
- Nhóm thuốc kháng axit: là các nhóm thuốc giúp nâng cao độ pH, trung hòa axit trong dịch vị.
- Nhóm thuốc diệt khuẩn H.Pylori
Nhóm thuốc Đông y:
Nghệ: Chất Curcumin trong củ nghệ có tác dụng trợ giúp tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp túi mật, nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Curcumin cũng ức chế được các khối u ở bộ phận này. Vì vậy Nghệ là dược thảo tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng.
Nước bắp cải chữa loét dạ dày và ung thư: Do bắp cải có nhiều muối khoáng, nhất là calci, photpho, Kali, sắt. Theo Đông y, bắp cải vị ngọt tính hàn, lợi tiểu, làm mát phổi, thanh nhiệt, giải độc… kết quả phân tích cho thấy, người bệnh bị loét dạ dày uống 1/2l nước bắp cải mỗi ngày trong 3 tuần sẽ giảm ngay triệu chứng.
Do vậy, đối với người bệnh đau dạ dày, khi sử dụng các loại thuốc khác nhau nên kết hợp với thuốc bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày, hoặc theo hướng dẫn của nhân viên y tế.