Ngày đăng

Khắc phục chấn thương khi luyện tập thể dục

Trong quá trình luyện tập thể dục thể thao, tập thể hình nếu không cẩn thận rất có thể bạn bị chấn thương là điều vô cùng dễ thấy. Vậy làm thế nào để khắc phục chấn thương khi luyện tập? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những dạng chấn thương thường gặp và cách khắc phục chấn thương khi gặp phải.

Trước tiên, bạn cần phân biệt giữa chấn thương và nhức mỏi. Nhức mỏi thường xuyên xảy ra hơn đặc biệt ở giai đoạn đầu luyện tập khi chưa quen. Còn với những bodybuilder, nhức mỏi chính là biểu hiện của một buổi tập hiệu quả. Không có gì đáng lo lắng khi cơ bắp phải chịu một áp lực lớn hơn bình thường. Tuy nhiên, đó lại chính là cách để cơ bắp của bạn phát triển tốt hơn.

Thế nhưng, nếu cơn đau ở một bộ phận trở nên rõ rệt, không hề có dấu hiệu thuyên giảm và trong lúc luyện tập có dấu hiệu nặng hơn thì bạn hãy coi chừng vì bạn có thể đã bị chấn thương khi luyện tập.

1. Chấn thương khi luyện tập ở lưng dưới

Có hơn 90% người tập thể hình gặp chấn thương này. Dù sớm hay muộn bạn cũng sẽ được trải nghiệm chấn thương này.

Kiểu chấn thương khi luyện tập này rất hay gặp nếu bạn tập deadlift hoặc squat sai kỹ thuật. Thường nếu chấn thương nhẹ thì sẽ tự khỏi sau ít ngày nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì nó lại là vấn đề nghiêm trọng bởi vì rất có thể gây ra biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh ở cột sống gây tổn thương nghiêm trọng cho hệ thống cơ bắp và thần kinh ở phần thân dưới của cơ thể.

Cách khắc phục

Ngừng luyện tập và nghỉ ngơi ít nhất 2 ngày để quan sát tiến triển của chấn thương.

Trong trường hợp bạn bị đau ở phần lưng dưới không có dấu hiệu thuyên giảm và đau nặng hơn khi luyện tập thì cần tới gặp bác sỹ ngay. Không nên tự ý chườm nóng, lạnh vì rất dễ làm tổn thương nặng hơn.

Cách phòng tránh

Cần khởi động thật kỹ trước khi tập luyện. Việc khởi động kỹ giúp cơ thể nóng lên, các cơ, khớp, nhịp tim, phổi sẽ bắt kịp với nhịp vận động của cơ thể.

Tập luyện đúng tư thế. Khi tập luyện cần chú ý tới kỹ thuật. Bạn có thể nhờ những người tập quen hướng dẫn hoặc huấn luyện viên chỉ bảo. Tránh việc chưa được hướng dẫn đã tự ý tập rất dễ gây chấn thương.

2. Chấn thương ở khớp cổ tay

Chấn thương này thường hay thường xuyên gặp với những người mới luyện tập các môn như đẩy ngực, lên xà đơn hoặc bị trượt tạ khi đang luyện tập… Thông thường, khi gặp chấn thương này bạn sẽ thấy đau nhẹ khi cử động cổ tay và có chiều hướng gia tăng khi vận động mạnh. Chấn thương khi luyện tập này liên quan đến sợi dây chằng nhỏ ở cổ tay và đây là nơi thường xuyên vận động nên khó có thể tự phục hồi sau 1-2 ngày.

Xử lý chấn thương

  • Ngừng luyện tập và hạn chế hoạt động mạnh ở vùng cổ tay sẽ khiến chấn thương nặng hơn. Tốt nhất bạn nên để cổ tay nghỉ ngơi ít nhất 48 giờ.
  • Đeo thanh nẹp (nếu cần) để cố định cổ tay.
  • Chườm lạnh lên vùng bị thương trong vòng từ 15 đến 20 phút, 3-4 lần trong một ngày.
  • Kê cao cổ tay để giúp máu lưu thông dễ dàng và tan máu bầm.
  • Nếu không thấy có dấu hiệu thuyên giảm và có thêm các dấu hiệu như: các ngón tay sưng húp, tấy đỏ, các ngón tay mất cảm giác, khó cử động thì cần tới bác sỹ ngay để có thể điều trị kịp thời.

Lưu ý: Bạn không nên dùng dầu nóng, mật gấu, xoa rượu thuốc hoặc dán salonpas. Cao nóng thường dùng với những vấn đề liên quan tới co cơ, còn căng cơ, bong gân thì tuyệt đối không nên dùng vì sẽ làm chỗ sưng chảy máu nhiều hơn dẫn tới tụ máu, có vết tím bầm lan rộng làm cho chấn thương nặng hơn.

Cách phòng tránh

  • Khởi động kỹ trước khi tập luyện.
  • Khi nâng tạ, nên nâng từ từ, tránh nâng quá nhanh hoặc quá nặng ngay từ lần đầu tiên.
  • Sử dụng băng quấn cổ tay để bảo vệ.
  • Khi tập ngực, tránh để bị bẻ cổ tay về phía sau quá nhiều.

3. Bong gân

Bong gân là thuật ngữ để chỉ sự tổn thương của các dây chằng bao quanh khớp, thường xảy ra khi tập luyện các động tác quá mạnh hoặc tập luyện sai kỹ thuật. Những khớp thường hay bị bong gân là cổ chân, đầu gối, cổ tay…

bong gân cổ chân
Cổ chân rất dễ bị bong gân

Có nhiều mức độ tổn thương. Ở mức độ nhẹ, gân chỉ bị kéo giãn, một số ít bó sợi bị đứt nhưng khớp vẫn vững. Chấn thương khi luyện tập này không để lại nhiều biến chứng và mau liền. Ở thể nặng, dây chằng bị đứt gây lỏng khớp và nhiều biến chứng xảy ra.

Biểu hiện

Khi bị bong gân, bạn sẽ cảm thấy đau nhói ở vùng khớp bị trẹo, sau đó khớp dần dịu đi nếu được nghỉ ngơi. Vì vậy nhiều người chủ quan tiếp tục luyện tập gây nên tình trạng bệnh nặng hơn.

Tuy nhiên, nếu hoạt động trở lại sẽ đau nhức hơn và có biểu hiện sưng tấy ở xung quanh khớp bị trẹo.

Cần làm gì khi bị bong gân

  • Ngừng luyện tập ngay lập tức và hoạt động nhẹ nhàng nhất để tránh vết thương nặng hơn.
  • Tuyệt đối không dùng dầu nóng, mật gấu, rượu thuốc sẽ làm máu chảy mạnh hơn.
  • Trong y khoa, bác sỹ thường vận dụng phương pháp “hạt gạo” RICE. Thực chất đây là chữ viết tắt của 4 phương pháp điều trị bong gân bao gồm : Rest: Nghỉ ngơi, Ice: Chườm lạnh ngay tức khắc, Compression: Băng ép đúng mức độ để cố định chấn thương, Elevation : Nâng cao chân bị chấn thương để máu lưu thông tránh tụ máu.

Với những chấn thương khi luyện tập cơ bản trên đây, các bạn nên lưu ý để tránh để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Và tất nhiên, chấn thương là điều mà không ai mong muốn và đặc biệt kiêng kỵ với vận động viên chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp. Vì vậy, hãy phòng hơn là chữa để không xảy ra tình trạng đáng tiếc.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *