Khi nào bạn cần phải phẫu thuật cột sống?
Nếu bạn là một trong số hàng triệu người bị hành hạ bởi những cơn đau cột sống trầm trọng và dai dẳng, khi bạn đã áp dụng hết các phương pháp điều trị bảo tồn mà không có kết quả thì bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình sẽ khuyên bạn nên thực hiện phẫu thuật cột sống để cải thiện chất lượng cuộc sống và chấm dứt cơn đau mà bạn đang phải chịu đựng.
Phẫu thuật cột sống được áp dụng cho những trường hợp dưới đây:
- Đau lưng, đau cổ cấp tính và mạn tính;
- Đau thần kinh tọa, chân tay yếu và tê;
- Biến dạng cột sống – vẹo cột sống, gù vẹo cột sống, viêm cột sống dính khớp;
- Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) đốt sống cổ, ngực và lưng: Khi đĩa đệm bị thoát vị lồi nhiều ra ngoài và chèn ép trực tiếp vào rễ thần kinh hoặc đĩa đệm bị thoát vị chui vào trong ống sống chèn ép chùm đuôi ngựa ảnh hưởng đến khả năng vận động và người bệnh có cảm giác tê hoặc buốt ở hông, đùi, bàn chân và các ngón chân.
- Thoái hóa cột sống, hẹp cột sống;
- Rạn thân đốt sống do loãng xương;
- U và viêm xương đốt sống;
- Chấn thương cột sống do tai nạn.
Một số phương pháp phẫu thuật cột sống đang được áp dụng hiện nay
- Giải phóng áp đĩa qua da (Nucleoplasty)
- Vi phẫu đĩa đệm cắt bỏ tối thiểu (Minimal Access Microdiscectomy)
- Tạo hình đốt sống qua da (Percutaneous Vertebroplasty/ Kyphoplasty)
- Cắt bỏ một phần đĩa đệm qua da (Percutaneous Discectomy)
- Cố định lai (Hybrid Fusion)
Bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) để tư vấn cho bạn phương pháp phẫu thuật cột sống tốt nhất cho trường hợp của bạn. Khi bạn được bác sĩ chuyên khoa khuyên thực hiện ca phẫu thuật thì bạn đừng chần chừ để quá trễ vì nếu không được phẫu thuật kịp thời bạn sẽ có nguy cơ bị teo chân, teo tay hoặc nặng hơn là bị liệt hoặc khi không may bạn gặp phải một tác động khách quan nào đó như: ngã xe, bạn khênh vác đồ nặng…thì chấn thương cột sống sẽ nặng hơn.
Phẫu thuật cột sống bằng phương pháp Discectomy và Stenofix mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân
Anh T.Q.H (42 tuổi, TP.HCM) vốn là người đam mê thể thao và năng động. Hơn một năm gần đây anh bắt đầu thấy đau nhói ở lưng kéo xuống mông và chân phải. Cơn đau kéo dài và nặng hơn khi anh phải di chuyển nhiều hoặc ngồi làm việc quá lâu. Tham vấn cùng bác sĩ tại Sài Gòn, anh được biết mình bị TVĐĐ đốt sống L4/5 chèn vào rễ thần kinh bên phải và đây cũng là nguyên nhân gây nên cơn đau của anh.
Được người quen giới thiệu, anh gặp bác sĩ David Wong Him Choon – Chuyên gia Chấn thương Chỉnh hình tại bệnh viện Raffles Singapore để được tư vấn thêm và mong tìm được phương pháp giải quyết tốt nhất cho bệnh của mình. Sau khi xem phim chụp cộng hưởng từ (MRI), bác sĩ David Wong tư vấn anh H. nên làm phẫu thuật cắt gọt phần đĩa đệm thoát vị chèn vào rễ thần kinh bên phải đồng thời cấy ghép dụng cụ hỗ trợ cột sống nhằm bảo vệ cột sống và hỗ trợ di chuyển linh hoạt cho cột sống (Discectomy và Stenofix), khả năng thành công của ca phẫu thuật lên đến 95% đồng thời anh có thể chơi thể thao trở lại sau 6 tuần. Sau hơn 1 ngày suy nghĩ, anh H. đã chấp nhận phẫu thuật. Ca phẫu thuật được tiến hành vào buổi chiều cùng ngày, kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ với một vết rạch nhỏ khoảng 3cm sau lưng dưới.
Anh H. đã đi lại được với sự hỗ trợ của chuyên gia vật lý trị liệu 1 ngày sau khi phẫu thuật. Với sự chăm sóc tận tình của các y tá, chuyên gia vật lý trị liệu cùng bác sĩ David Wong, anh H. hồi phục nhanh chóng và được ra viện sau 3 ngày nằm viện. Anh H. vui vẻ chia sẻ: “Trước khi mổ tôi có chút hồi hộp lo lắng vì thông thường phẫu thuật cột sống rất dễ thất bại, nhưng sau khi được bác sĩ David Wong giải thích cặn kẽ và cho xem mô hình dụng cụ cấy ghép tôi thấy tự tin hơn để bước vào ca phẫu thuật. Hiện tôi hết đau, đi đứng bình thường với nẹp bụng nhằm cố định sau phẫu thuật theo lời dặn của bác sĩ. Tôi mong chờ ngày có thể quay trở lại sân golf chơi cùng bạn bè sau hơn 1 năm vắng bóng”.